Bàn Gỗ Tự Nhiên Nguyên Tấm Nguyên Khối

Cây Gỗ Lim là gỗ gì? thuộc nhóm mấy? loại nào là tốt nhất.

Cây Gỗ Lim là gỗ gì? thuộc nhóm mấy? loại nào là tốt nhất.

Nguồn gốc phát triển của gỗ lim? Gỗ lim thuộc nhóm mấy, đặc điểm hình thái sinh học của gỗ? Gỗ lim có tốt không và có mấy loại? Cách nhận biết và ứng dụng của gỗ lim trong đời sống của con người?

1. Nguồn gốc và sự phát triển của cây gỗ lim.

– Tên thường gọi: gỗ lim, đây là tên gọi khái quát để chỉ một nhóm các sản phẩm gỗ lấy từ một số loại lim như: lim xanh, lim xẹt ( lim vang ). Hoặc các giống lim thương phẩm nhập khẩu từ nước ngoài như: lim Lào(nhập khẩu từ Lào), lim Nam Phi ( nhập khẩu từ Nam Phi ), lim Ghana, v.v..

– Người Việt gọi gỗ lim nhằm chỉ loài Erythrophleum fordii ( lim xanh ), thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, đây là một trong bốn loại gỗ thuộc nhóm tứ thiết: định, lim, sến, táu.

Cây lim thuộc loại cây gỗ lớn, có thể cao trên 30m. Thường cây sẽ phân thành 2 tầng, cành thấp và cành non có màu xanh lục. Thân cây gỗ thẳng và trong, có gốc bạnh nhỏ, vỏ cây có màu nâu nhạt; nếu bong mảng thì có lớp vỏ treng màu nâu. Cây có lá kép lông chim, hoa hình chùm kép, quả có hình trái thuông, hạt dẹp màu nâu đen.

Cây gỗ lim khi còn nhỏ thì ưu bóng, khi lớn lên thì ưu sáng, mọc chậm, phân bố nhiều ở nơi có đất sét hoặc sét pha sâu dày, nơi có khí hậu nhiệt đới mưa mùa, phân phố nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.

2. Gỗ lim thuộc nhóm mấy, đặc điểm sinh thái của gỗ lim như thế nào?

– Gỗ lim là loại gỗ quý hiếm được xếp vào gỗ nhóm II ( Việt Nam ).

– Cây lim là loại cây gỗ cứng, chắc, nặng và không bị mối mọt tấn công, chúng có màu hơi nâu đến nâu thẫm, lim có khả năng chịu lực nén rất tốt, vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ chuyển sang màu đen.

 – Gỗ lim thường có mùi rất hắc, có thể gây dị ứng cho mũi đặc biệt là những loài lim ở khung vực Tây Nguyên hoặc Lim Lào. 

3. Gỗ lim có tốt không, Có mấy loại gỗ lim?

– Gỗ lim gồm nhiều loại với những tên gọi khác nhau, tuy nhiên trên thị trường Việt Nam gỗ lim được biết đến với hai loại phổ biến nhất: lim Lào và Lim Nam Phi.

Gỗ Lim Lào:

– Xét về tỉ trọng thì gỗ lim Nam Phi thường nhẹ hơn gỗ lim Lào có thể do sự khách biệt trong vị trí địa lý, và chưa có tài liệu nào chứng minh được loại gỗ từ Nam Phi kém chất lượng và kém bền hơn gỗ lim Lào, tuy nhiên theo kinh nghiệm sản xuất của các đơn vị nội thất, gỗ lim Lào được đánh giá là có độ ổn định cao hơn khả năng chịu lực tốt hơn rất nhiều so với gỗ lim từ Nam Phi.

Gỗ Lim Nam Phi:

 – Gỗ lim là loại gỗ rất tốt, nhờ đặc tính cứng và chắc của mình, ưu điểm lớn nhất là không bị biến dạnh và cong vênh theo thời tiết chính vì vậy từ xưa đến nay gỗ lim vẫn được yêu thích dùng làm kết cấu chịu lực chính cho các dạng kiến trúc nhà gỗ như: cột, kèo, ba ba bốn sáu, các loại cửa gỗ nhất là những cửa gỗ mặt tiền, sàn nhà…

4.Cách nhận biết lim Lào và lim Nam phi.

Về màu sắc khi chưa phun màu: lim Lào có màu đỏ hơn, đậm hơn, khi phun màu lên thì lim Lào có màu sáng và bóng hơn, vân gỗ mịn hơn vì có độ tuổi khai thác cao hơn so với lim Nam Phi.

Qua khối lượng: Gỗ lim Lào thường nặng hơn, cùng một thể tích nhưng gỗ lim Lào nặng hơn lim Nam Phi tầm 1,2 – 1,5 lần, và chịu lực tốt hơn.

5.Ứng dụng của gỗ lim.

– Gỗ lim quý, cứng, chắc, nặng và bền, không bị mối mọt thường được dùng trong kiến trúc như: cột, kèo, xà và các kiến trúc trong xây dựng theo lối cổ, và được ứng dụng trong công trình thủy lợi như: cầu cống, đóng tàu thuyền, làm ván sàn, tà vẹt, đóng các đồ trang trí trong gia đình.

Sàn Gỗ Lim

– Vì không bị cong vênh và, nứt nẻ và biến dạng do thời tiết nên gỗ lim rất được ưa chuộng trong làm cửa, lát sàn nhà, lát cầu thanh và đồ gia dụng đem lại gí trị sử dụng cao nên tới vài chục năm, tuy nhiên gỗ lim lại không chịu được ẩm chính vì vậy, khi được sử dụng trong môi trường ẩm thường phải xử lý trống ẩm trước.

Hy vọng những thông tin về gỗ lim trên sẽ giúp ích được cho bạn đọc, hãy đến với BanGoNguyenKhoi.vn chúng tôi vì nhiều năm qua chúng tôi là đơn vị sản xuất và thi công nội thất nhiều năm kinh nghiệm. Hotline: 0901.246.000 – 098.2577752

Chỉ Đường
Zalo
Gọi Điện
Messenger